Chất liệu kim loại
Last updated
Last updated
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA KIM LOẠI
TÍNH NHẬY SÁNG : dễ bắt sáng và tối
TÍNH PHẢN CHIẾU: phản xạ lại hình ảnh từ môi trường xung quanh
Để tối ưu hóa, làm rõ 2 tính chất này, ở đây chúng ta chọn 2 ví dụ. A: chiếc rìu- bề mặt kim loại phẳng, góc trực diện và B: Mũ giáp- bề mặt dáng hình cầu, phản chiếu các hướng xung quanh
Dựng một nguồn sáng (vector ánh sáng)
Hãy vẽ trong sáng có tối, và trong tối có sáng, điểm xuyết các màu đen-trắng tạo thành các dải màu xen kẽ.
Phân mảng rõ ràng khi bề mặt tay đổi- như 3 phần thân- cán- lưỡi rìu. Vì chúng có hướng khác nhau với nguồn sáng.
Làm rõ highlight, kim loại bắt sáng lóa tạo ra highlight là chi tiết tạo nên vẻ đẹp.
So với môi trường trung tính, sự khác biệt là
Các mảng sáng tối gắt hơn trung tính, cụ thể là hiệu ứng sọc đen trắng mạnh hơn, tương phản lớn hơn.
Có thể biểu hiện ra màu của ánh sáng mặt trời/ ánh vàng cam nhẹ, hắt một phần bầu trời (xanh tint).
Cung cấp thêm một màu xanh lá cây đậm mang tính môi trường nhấn mạnh thêm sự tương phản, kết hợp với màu xanh da trời đậm.
Vốn đây không phải một môi trường thực sự. Chúng ta giả định chúng nhằm nhấn mạnh tính phản chiếu của kim loại. Tuy vậy sự đa dạng màu sắc trong môi trường là có thật, màu vàng đỏ của lá cây, nắng vàng, xanh da trời của biển và trời, nâu của đất ...
Cần sử dụng các hướng khác nhau của vật thể để phản chiếu màu sắc. Từ đó cân bằng các mảng màu lại với nhau cho hài hòa.
Sử dụng diều kiện như ban đầu. Cố định môi trường xung quanh là trung tính. Chúng ta sẽ nghiên cứ 04 góc chiếu khác nhau để khai thác các vẻ đẹp đa dạng của chất liệu và cách chúng phản ứng với các điều kiện sáng.
Ánh sáng trực diện trái và phải
Ưu điểm: Tập trung, vật thể rõ ràng chân phương và đầy đủ
Nhược điểm: Các mảnh sáng hài hòa thiếu phần cá tính
ÁNH SÁNG CẠNH BÊN VÀ PHÍA TRÊN
Ưu điểm: bí ẩn, huyền ảo, kịch tính mang nhiều cảm xúc
Nhược điểm: khó vẽ, nhiều khoảng màu phức tạp, mất chi tiết nhỏ
Đến với sự nghiên cứu các chất liệu kim loại khác nhau, chúng ta sẽ setup hướng sáng trực diện với nền tiêu chuẩn. Bản thân các kim loại khác nhau có màu sắc mặc định do cấu trúc kim loại/ hợp kim. Khi vẽ chúng ta sẽ bắt đầu từ 1 màu Base, từ đó ta đánh khoảng tối và khoảng sáng bổ sung cho nó.
B
ẠC: Kim loại mềm, dễ bị rỗ và xước bề mặt, sáng bóng.
ĐỒNG ĐỎ (COPPER): Bề mặt không cứng, dễ bị ô xi hóa trong không khí ra màu xanh lam và xanh lục (kết tủa Cu(OH)2)
VÀNG TA: (nguyên chất) không bị ô xi hóa khó biến đổi, tính bền vững cao.
THÉP : Hợp kim của sắt, cứng và bền bỉ. Dễ gỉ sét, ô xi hóa thành màu gỉ nâu.
SƠN LÊN KIM LOẠI: Về cơ bản là phủ lên chúng một lớp nhựa sơn màu. Khi vẽ sẽ như vẽ nhựa sơn chứ không phải vẽ kim loại.
ĐỒNG ĐỎ: Ở ví dụ mũ giáp, sự phản chiếu ánh sáng sẽ được đầy đủ hơn.
VÀNG: Biến thể của vàng ta màu tươi sáng hơn và nhạt hơn.
Các biến thể của kim loại- hợp kim với nhiều các màu sắc khác nhau do sự hòa trộn của các chất.
3 brush đầu này mang tính tô màu và hòa trộn, tạo ra bề mặt base của vật thể với xu hướng mịn dần (softer).
Ngoại trừ brush Technical pen và Soft Airbrush, các brush khác mang tính texture (chất liệu), brush pen 2 là xước nhẹ, Vino là xước dài mạnh, DG_Smallsplat là hiệu ứng hạt
Brush này mang tính tham khảo và gợi ý, bạn có thể dùng các brush tương tự mà vẫn hiệu quả
BẠC #02 được blend sao cho bề mặt bóng mịn, cũng là đồ mới chưa được sử dụng.
Từ đó, đánh thêm brush hệ hạt vào sẽ ra được bề mặt rỗ, có thể đánh thêm một chút highlight vào các hạt này để tăng hiệu ứng.
Đánh thêm các khoảng lõm vào bề mặt rìu sẽ được phiên bản phức tạp hơn.
Cuối cùng bổ sung thêm các vết xước ta tạo ra 1 phiên bản rất phức tạp.Nhưng không phải cứ nhiều hiệu ứng là sẽ đẹp, với Bạc #02 xước, chỉ một hiệu ứng xước làm hiệu quả cũng là đủ.
Thay đổi brush gồ gề nhẹ để brush được BẠC#03 với bề mặt có độ nhám nhẹ, sau đó thêm hiệu ứng LÕM+ XƯỚC MẠNH vào đạt được một tổ hợp có độ thẩm mỹ cao
Một tổ hợp nữa với độ hiệu quả cao.
4.3.1 KHẮC CHÌM
Khắc chìm tam giác tạo độ tương phản do một cạnh phản chiếu nhiều ánh sáng.
4.3.2 KHẮC NỔI
Khắc nổi tam giác tạo độ tương phản mạnh khi bật lên khỏi bề mặt.
4.3.3 CÁC HỌA TIẾT
Các họa tiết đơn giản
Các họa tiết phức tạp
Ứng dụng với Vd chiếc rìu
4.3.4 TỔNG HỢP HỌA TIẾT VÀ PATTERN
Cùng khai thác thêm các texture hỗn hợp để tạo nên những kết quả hoàn chỉnh
Các họa tiết thẳng kết hợp nhiều họa tiết tam giác lập lại. Họa tiết bên dưới gồm các chữ S vuông + khắc chữ.
Chúng ta sẽ đi từng bước từ bắt đầu tới bước hoàn thiện cuối cùng với một chiếc mũ giáp khác. Chất liệu được sử dụng là THÉP#05 base là màu xám đậm. Với sự bổ trợ của 2 brush có độ hạt và xước "bẩn" này
Hai brush sẽ dùng chủ đạo là Brush hạt xước, và cạnh nó là brush xước hơi bẩn.
BƯỚC 1 (bên trái) : Dựng hình với các đường nét đứt là những phần không nhìn thấy được, chú ý tới hướng của vật thể.
BƯỚC 2: dùng 2 brush ở trên tạo mảng lớn với nhiều độ xước, vẽ các khoảng "terminator" và highlight.
BƯỚC 3: tiếp tục dùng 2 brush mới và các loại brush mềm để triển khai sâu thêm, mềm các khoảng giá trị. Từ đó làm mũ có độ cong tự nhiên hợp với cấu trúc hình đã dựng.
BƯỚC 4: vẽ chi tiết nhỏ, như đinh vít, các lỗ thông khí ở phần miệng và mũi.
Hoàn hiện vật thể THÉP#05
THÉP#05 xước và THÉP#05 xước +lõm
Thay đổi trang trí, và thêm các họa tiết cũng như khắc chữ cho chủ thể THÉP#05 xước +lõm, và THÉP#05
Sau đó cải tạo thêm một hiệu ứng hoàn toàn mới đó là THÉP#05 gỉ với màu gỉ nâu đen đặc trưng
THÉP#05 Gỉ với trang trí, và THÉP#05 siêu gỉ
KẾT LUẬN : vẽ kim loại là một mục thiết yếu vì độ phổ biến cũng như tính thẩm mỹ. Tuy nhiên với tính chất đặc thù cũng yêu cầu người vẽ phải có sự luyện tập để thành thạo, khi đó chúng ta có thể kết hợp, sử dụng linh hoạt các yếu tố để có các kết quả tốt nhất.