Bài 2: Vị trí của khối hộp
Last updated
Last updated
LUYỆN TẬP, là cách duy nhất giúp chúng ta nắm vững kiến thức. Nếu nghĩ chỉ học lý thuyết và hiểu những gì bạn đang biết thì sai lần đó là đáng trách
Qua lý thuyết , thực hiện dựng 09 góc tiêu chuẩn đó, nên nhớ, bên trái và bên phải, bên trên và bên dưới đường chân trời chỉ là những "nhân bản" của nhau thông qua chân trời.
BƯỚC 1: Tương tự như các khối hộp 2 điểm tụ, dựng RVP bên trái. sao cho RVP gần với chúng ta. Tiếp đến RVP bên phải được coi như có điển tụ bên ngoài mặt giấy (Off-screen VP). Trường hợp này có tính chất khó hơn Thực hành 2 điểm tụ trên một mặt giấy vì chúng đòi hỏi một sự ước lượng nhất định.
BƯỚC 2: Vẽ hai khối, một khối gần đường chân trời, và một khối còn lại bên trên chúng. Khối này có xu hướng mặt bên trái được nhìn thấy nhiều và rõ ràng, trong khi mặt bên phải gần điểm tụ có xu hướng thu hẹp rất nhiều và rất "mỏng"
Ở đây ta xuất hiện thêm một khái niêm "GÓC HẸP", là góc rất nhỏ được sinh ra khi một phía của chúng có xu hướng gần điểm tụ, mặt phẳng bị biến dạng rất lớn - mỏng và dẹt rất khó vẽ. Trái ngược với góc hẹp - negative, là góc dương - positive, góc dương là các góc tiệm cận (gần giống) với hình khối vốn có của mặt phẳng- chúng rất dễ dàng để vẽ và không biến dạng quá nhiều
Ngoài ra ở đây ta đã tạo ra được 2 vị trí cơ bản nhất, vị trí 1A và 1B
BƯỚC 3
Lặp lại bước 1 và 2, nhưng ở đây thay vì là góc bên trên ta nhắm đến vòng cung phía dưới
Và lập lại thêm một lần nữa, nhưng thay vì bên trái, chúng ta chuyển tụ thành tụ phải (góc hẹp) và tụ trái (góc dương) vị trí 3 được hình thành như vậy.
Kết hợp 4 hình vừa dựng ta được một không gian như sau
Hoàn thiện nốt vị trí 2, thông thường qua quá trình học tập, mọi người không gặp khó với vị trí này. Điều duy nhất cần chú ý là hãy dùng 2 màu cho Tụ trái và tụ phải. Vì ở càng gần 2A, xu hướng tụ càng dày đặc và trùng dần vào HL, nếu chúng ta không phân rõ các đường Hội tụ, sẽ không thể nhận ra đâu là tụ trái và tụ phải
Và ở một độ khó cao hơn, hãy thử ước lượng và vẽ lại các hình trong 9 hình dưới đây mà không cần dựng đường chân trời hay hội tụ - hãy tưởng tượng chúng. Đừng lo về việc vẽ sai vì trong bài tới chúng ta sẽ tìm cách ước lượng thật chính xác chúng.
Lưu ý: Hãy vẽ tất cả mọi thứ thật to và rõ ràng. Tránh vẽ nhỏ, các tụ trái và phải nên có màu sắc đủ khác biệt với nét chính.
Khi vẽ giấy bút thường: không vẽ tô các nét đè lên nhau, hãy vẽ 1 đường thẳng đàng hoàng, đừng cố gắng vẽ đè để sửa điều đó là bạn tự lừa dối mình.
Có thể dùng thước kẻ hoặc không. Nếu vẽ bằng tay được là tốt nhất vì luyện được kĩ năng vẽ tay chắc chắn.
1 tờ A4 chỉ nên vẽ 3 khối hộp, nếu 2 tụ dài thì vẽ 1 khối. Đừng tiết kiệm để vẽ hình nhỏ vì chính bạn sẽ không thể hiểu mình vẽ gì và cũng không thể tự sửa sai.
Với các phần mềm (PS, Procreate, SAI...) hãy tận dụng layer và màu để quản lý files, giữ các nét bút nhỏ để tránh loạn mắt.
Hãy vẽ 1 size canvas khoảng 3000x4000px để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy lấy những ví dụ trên làm định hướng nếu bạn không quá chắc chắn