Bài 1: 1 điểm tụ và 2 điểm tụ
Last updated
Last updated
Đây là phần thực hành với cơ sở lý thuyết từ mục Phối cảnh một điểm tụ
Bước 1
Dựng đường chân trời (HL), và một điểm tụ chính giữa (VP) Sau đó từ điểm tụ VP kẻ thêm các đường dẫn ra từ tâm,các đường thẳng này theo phối cảnh sẽ song song với nhau (theo Quy Luật 1)
Bước 2
Trên các đường tụ vừa dựng, kẻ các hình chữ nhật (hoặc vuông) với các cặp cạnh song song với nhau. Chúng là chiều dài và chiều cao, nên không hội tụ mà song song
Bước 3
Ước lượng một độ sâu phù hợp trên các đường hội tụ, từ đó kẻ các đường song song sao cho chúng cắt các đường nối với các cạnh còn lại
Thực hành tương tự các bước trên ở một Bài vẽ lớn hơn ta được hình minh họa có trong phần lý thuyết
Luôn vẽ các mặt và các đường không nhìn thấy được. Chúng kết nối các phần của khối với nhau và là then chốt của việc đánh giá khối đó đúng hay sai phối cảnh.
Bước 1
Dựng HL, ở 2 đầu HL, chọn 2 điểm làm VLP và RVP, là tụ trái và tụ phải, tương tự như phối cảnh 1 điểm tụ, từ 2 VP trên vẽ các đường hội tụ sổ ra từ VP (chúng song song với nhau) hãy tạo chúng bằng các màu rõ ràng để làm các Guide giúp trợ giúp các nét.
Bước 2
Làm mờ Guide layer, vẽ một mặt phẳng đầu tiền (mặt phẳng này nếu gần với điểm tụ thì nó càng hẹp-góc hẹp). Vẽ một mặt trước sao cho chúng tụ về một phía
hãy lợi dụng các đường thẳng- trục thẳng đứng (trọng lực g) vì trục này dễ nhất và không hội tụ- Ở đây chúng luôn song song với nhau. Nếu chúng ta không tìm được cách vẽ, hãy luôn bắt đầu bằng những thứ chắc chắn đúng. Đó là Trục thẳng đứng - trục trọng lực g (gravity)
Bước 3
(màu vàng) vẽ một mặt bên còn lại. Các đường về phía bên trái sẽ tụ vào Tụ trái LVP, và các đường bên phải sẽ vào tụ phải RVP. Kết thúc một đường, hãy kết nối bằng đường thẳng (trục thẳng đứng)- đường này sẽ tự cắt cạnh dưới ở một điểm.
Bước 4
kẻ từ các điểm còn lại các đường cuối cùng, chúng sẽ tự cắt nhau và tạo lên các giao điểm. Các giao điểm này được kiểm chứng bằng trục thẳng đứng trục g.