Phân loại màu sắc
Last updated
Last updated
Một vật có màu sắc, khi vật đó phản xạ lại bước són của màu đó, và hấp thụ các bước sóng khác. Do ánh sáng trắng là một dải quang phổ nhiều màu chồng chất lên nhau
RGB : Hệ màu điện tử, được dùng trong màn hình và thiết bị. Cấu tạo bằng các bóng đèn với chủ đạo là phân tử Phosphor (P) khi tích điện một mức nhất định phát ra ánh sáng có màu.
CMYK: Hệ màu trừ, dùng hiệu quả trong in ấn, một mô hình quang học ứng dụng trong thực tế.
RYB: hệ màu mỹ thuật, xây dựng chủ yếu bằng pha các hạt màu (pigment) với nhau, xảy ra các hiệu ứng hóa và quang học đồng thời.
Là một mô hình không gian màu, dùng để hịnh hình một màu sắc thông qua các yếu tố cấu thành.
HUE (H): SẮC ĐỘ : quyết định sắc độ, là một dải chạy từ vàng tới lá cây( dải cầu vồng).
SATURATION (S) (ĐỘ BÃO HÒA): Quyết định độ loãng hoặc đặc của màu trong một lượng dung dịch (độ đậm đặc)
BRIGHTNESS (B) (ĐỘ SÁNG): đặt dung dịch vào nơi sáng hoặc tối, định lượng bằng Value( thanh giá trị) của bài trước
Bằng cách sử dụng pha trộn màu theo hệ RYB, xây dựng một bánh xe màu gồm 3 cấp màu nhằm giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ các màu sắc, và vị trí của chúng trong bảng màu.
Từ ba màu cơ sở của RYB ( red-yellow- blue) chúng ta có bộ 3 màu cơ sở (Primary) sau đó chúng ta tự thực hành xây dựng bánh xe màu cho riêng mình
Thông qua việc xây dựng một bánh xe màu đầy đủ, chúng ta hiểu được tương quan các màu sắc gần, và đối nhau.
Từ đó các cách pha màu đặc trưng được sinh ra, lợi dụng tính chất cá nhân và mối quan hệ của nó với các màu liền kề hoặc đối lập.
TÍNH KẾ THỪA : các màu thứ cấp và tam cấp đều có một phần của màu mẹ (màu gốc) nên chúng kế thừa một phần tính chất của cha mẹ chúng.
TÌNH GẦN: càng gần màu mẹ, chúng đều mang đặc tính của màu mẹ, như tính nóng lạnh, cảm giác đậm nhạt. Các màu gần nhau có xu hướng hút lẫn nhau.
TÍNH BỔ SUNG: hay còn gọi là đối lập, được tạo ra khi kẻ một đường qua tâm hình tròn bánh xe màu. Cặp màu được tạo ra đối lập nhau về tính chất