Các công thức phối màu
tiếp nối về việc phân tích màu sắc, giờ chúng ta sẽ phối các màu đơn lẻ lại nhau
Last updated
tiếp nối về việc phân tích màu sắc, giờ chúng ta sẽ phối các màu đơn lẻ lại nhau
Last updated
Là phối màu gồm 2,3 hoặc 4 màu xung quanh màu chính. Vị trí các màu không thể hơn quá ⅓ cung tròn từ điểm màu đó (vì sẽ vượt qua mốc màu sơ cấp mất tính liên đới)
Một bộ màu (theme) là một tổ hợp gồm từ 02 màu trở lên, mang đến một cảm xúc nhất định.
Đến với 4 ví dụ sau, các màu lớn tạo nên bộ màu (theme) còn các màu nhỏ hơn mang tính bổ trợ.
Ví dụ a, ở bộ màu vàng-cam-đỏ, hỗ trợ bởi màu xanh lá cây đậm. Khi vẽ, bộ màu liền kề xuất hiện liên tiếp. Nó tồn tại cả trong các góc cạnh của một vật thể, với quả ớt màu vàng các mặt của nó được xây dựng bởi vài sắc độ vàng đậm nhạt khác nhau.
Các màu liền kề thừa hưởng đặc tính tương tự nhau cho cảm giác hài hòa, đẩy mạnh tính chất màu gốc (cộng hưởng lẫn nhau)
Với ví dụ a và c, tiêu biểu cho 2 bộ màu liền kề với bước chuyển lớn. Từ màu vàng sang các sắc màu đỏ ở a, với c, là màu xanh lá cây và da trời. Cách làm này tăng sự tương phản và làm đa dạng màu gốc
Trong khi đó ở b, và d, là 2 ví dụ khi sắc độ H được dịch chuyển khá ít, làm cho bài vẽ thuần túy về màu gốc hơn. 2 ví dụ này cho kết quả khác biệt và làm đa dạng sự lựa chọn.
Ở vd d, bộ màu "vàng hồng tím xanh" là bộ màu ưa chuộng trong các phong cách cyberpunk, vẽ hắt sáng trong tối, kịch tính với sự tương phản mạnh gây hiệu ứng thị giác cao.
Là phối màu giữa 2 màu trái ngược nhau mang tính chất tương phản. Theo bánh xe màu thì nó đối xứng qua tâm của đường tròn
Bộ màu e, được cấu trúc bởi các mảng sáng tối là núi đá trên nền trời xanh ngắt. Bộ màu bổ sung với tỷ lệ 80 20 này làm chủ thể nổi bật lên khỏi nền.
Về mặt bản chất, sự đối xứng này có tính tương đối cao. Việc xây dựng bánh xe màu dựa trên sự phân phối của 3 màu vật lý RYB, vốn cũng là một công thức tương đối so với sự thật là tính quang học của ánh sáng. Ở mức độ phức tạp này, chúng ta se coi đối xứng là "tương đối" chứ không tuyệt đối qua tâm đường tròn. Ví dụ màu xanh làm (primary 1) và màu vàng (primary 1) có thể coi là bổ sung. Nhưng nếu nói màu da cam bổ sung cho màu xanh lam (primary 1) cũng vẫn được.
Màu tương phản tạo cảm xúc mạnh và cảm giác gắt. Phù hợp cho không khí căng thẳng và kịch tính.
Các màu sắc trong tự nhiên cũng mang nhiều tính tương phản. Sự kết hợp các màu tương phản với tỷ lệ khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau.
Phối màu tam giác là sự kết hợp của 1 bộ 3 màu theo hệ tam giác đều xuất phát từ tâm bánh xe màu
Bộ ba màu này phân phối đều trên bánh xe có tính chất hòa trộn tạo thành một tổng thể cân đối. Do 3 góc này hướng về mỗi phía của bánh xe, nên khi kết hợp chúng sẽ có xu hướng hài hòa lẫn nhau.
Việc chính phụ trong bộ tổ hợp 3 màu là một yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến cảm xúc của bài vẽ. Nhưng khi cân đối không được cũng dễ dẫn đến phá vỡ cấu trúc.
Khó thể bắt đầu bài vẽ bằng tổ hợp 3 màu tam giác, vì nó đòi hỏi cân đối cả 3 thành phần HSB , màu này tăng H màu kia giảm, và ngược lại. Cần có sự nhạy bén để cân đối liên tục khi vẽ.
Bộ 3 màu này mang tính dịu mắt hơn hẳn (ví xuất phát từ các màu thứ cấp). Hơn nữa ngoài màu da cam khác mạnh thì bộ màu xanh lá và tím được đẩy nhiều value (độ sáng cao) cũng như bão hòa thấp. Tổng thể này do vậy hài hòa và nhẹ nhàng.
Như đã biết, biểu hiện của thanh giá trị (value) là các màu sắc từ trắng, xám đến đen - với giá trị từ 0-100%. Ngoài ra khi đứng riêng thì chúng cũng là những màu sắc riêng biệt có cá tính.
ĐEN : làm tối các khoảng xung quanh, không gian hút, tạo khoảng nghỉ.
TRẮNG: làm sáng các khoảng xung quanh, mở rộng không gian, khoảng nghỉ, tăng SAT các màu liền kề.
XÁM: Tạo sự trung tính, cân đối không gian, gây desat mạnh.
Các màu trung tính có thể là một phần lớn của bức tranh, nó đóng góp một tỉ lệ % rất cao- do đó nó trở thành nguyên liệu cấu thành nên cảm xúc của bức tranh tổng thể.
Trong nhiều tại liệu, người ta thường bỏ qua màu trung tính và không nói đủ về sức mạnh của nó. Với ví dụ b, con ếch ban đầu và k, 2 chủ thể này có màu gần như tương đồng. Sự sai khác của 2 minh họa là cấu trúc màu nền. Bên phải k, với sự đẩy vào của nhiều màu xám đậm và đen, bức tranh trở nên tối, sâu và tạo sự kịch tính. Khác với bức con ếch chủ đạo về màu nền xám nhạt pha vàng. Điều này dẫn đến một khái niệm quan trọng mang tên "KHỐI LƯỢNG MÀU" sẽ được bàn ở tiếp sau đây.
Là khái niệm chỉ độ nhiều/ít, lớn/nhỏ của các màu trong một hình minh họa
Khối lượng màu ít hay nhiều làm ảnh hưởng đến phong cách, cảm xúc chính của bức tranh
Cùng một bộ màu, nếu phân phối khối lượng màu khác nhau thì sẽ cho những kết quả khác nhau.
2 hình minh họa trên có chung một chủ thể nhưng khác nhau về số lượng phân phối các chi tiết. Cụ thể, với việc thêm vào các đường màu elipse phí a dưới, bức tranh trở nên nhiều "cá" hơn, mật độ khối lượng màu và chi tiết cũng dầy hơn. Ở một khoảng cách nhất định chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt rõ ràng.
Vẽ thêm nhiều cá vào trước và sau, việc phân phối thêm khối lượng màu xám xanh này làm bài vẽ trở thành một câu chuyện khác hẳn lúc ban đầu.
Các ví dụ trực quan này cho thấy sự cần thiết khi nói về Khối lượng màu trong một bức tranh. Ở bất kì một phối màu nào, màu sắc chủ đạo cũng mang tính định hướng hơn và kéo bức tranh theo tính chủ đạo của chúng. Trong khi đó màu chiếm % nhỏ hơn sẽ tạo nên sự bổ sung, tạo sự tinh tế và tính kết nối.
Cùng nhìn lại một lượt các ví dụ từ đầu và đưa ra bảng khối lượng màu từ chúng.