Vẽ đối xứng
Last updated
Last updated
Vẽ đối xứng là một trong những kỹ thuật quan trọng và cơ bản nhất trong phép dựng hình. Một quy luật rất phổ biến và dễ nhìn của tự nhiên, mọi thứ dường như đều cân đối và xoay quanh 1 trục, như con người, chim muông, thú vật...
Với mô hình đơn giản nhất, với mặt phẳng <1> cho trước để dựng qua chúng các điểm đối xứng qua GƯƠNG. Logic lớn ở đây là, từ các điểm ta cấu thành được đường thẳng. Sau đó qua các đường thẳng ta tạo ra mặt phẳng, cuối cùng dựng thành 1 khối đầy đủ.
Ở mặt phẳng <1>, dựng một mặt phẳng vuông góc (theo phương trọng lực g) làm tiền đề chúng ta vẽ đối xưng. Có thể vẽ mở rộng chúng ra phía dưới mp<1> nếu cần. GƯƠNG này bản chất là một mặt phẳng qua Trung điểm HCN bên dưới nó
Cùng đến với 2 trường hợp khác nhau để có một cách nhìn về việc dựng đối xứng
TRƯỜNG HỢP 1 Dựng qua tâm mặt phẳng và lợi dụng 2 tụ trái và 2 tụ phải kẻ các đường song song chắc chắn đúng (đường song song tụ về các VP)
TRƯỜNG HỢP 2 Dựng qua trung điểm cạnh dưới. 2 cách này khác nhau không nhiều- chỉ lợi dụng các điểm mốc khác nhau.
Thực hành theo thứ tự các bước và mũi tên 1-2-3-4
2 trường hợp này đều sử dụng việc lấy đối xứng 2 điểm 1 và 2 qua gương tạo thành ’ và 2’.
Với ít nhất 03 điểm, ta có thể tạo một mặt phẳng. Ở đây chúng ta tạo một mặt phẳng chữ nhật, nhằm dựng một khối hộp vào bước kế tiếp.
Khi một mặt phẳng được hoàn thiện đối xứng, ta dựng các phần còn lại theo phối cảnh kết hợp với đối xứng điểm
có ABCD trước, sau đó dựng B’, A’ D’ và C’
Dĩ nhiên việc luyện tập để đạt được khả năng vẽ chính xác tốn nhiều thời gian. Chúng ta cần bình tĩnh và luyện tập một cách kiên nhẫn.
Giả sử trong 1 trường hợp, ta cần vẽ sừng 1 con vật với 1 bên có ý trước. Việc cần làm tiếp theo là dựng bên còn lại.
Với 1 khối hộp cho sẵn, lấy phần GƯƠNG là mặt phẳng chính giữa chia khối hộp thành 02 phần. Và 2 bên sẽ đối xứng qua GƯƠNG này. Giả sử ta vẽ 1 chiếc sừng đơn giản (Sừng 01) Sau đó, khi đỉnh của sừng lùi vào phía trong- thì phía đối diện cũng di chuyển vào trong sát với gương hơn, ta được 1 vị trí sừng thứ 2- tụ vào giữa hơn với sừng 1
Sau đó, sừng 03 được đẩy lùi về sâu (theo trục tụ phải RVP) và đẩy lên cao theo trục g (trọng lực)
Sừng 04 được bổ sung thêm một chút độ cong, chúng đẩy cao lên sau đó giật ngược về. Sừng 05, vừa cong vừa dồn vào trong.
Sừng 06: thay vì chỉ là 1 đường thẳng, một phần trên của sừng là một mặt phẳng (sừng tấm) .
Việc đối xứng 1 mảng miếng- 1 mặt phẳng dẫn đến có muôn vàn ứng dụng trong dựng các vật thể. Giả sử ở đây ta muốn dựng 1 cặp tai người- Bắt đầu bằng dựng 2 khối solid có độ dầy qua mặt phẳng GƯƠNG.
đáng ra phải lộ mặt trong tai- nhưng để dễ minh họa ta coi là chỉ vẽ đối xứng với tai phẳng lì.
Chiếc mũi được mô tả bắt đầu từ những khối toàn nét thẳng (không có nét cong), và hoàn thiện bằng nét đầy đủ.
Vẽ đối xứng là trọng tâm trong việc dựng một khối đầu người. Ở đây- ta không tập trung vào việc khối đó “phải đúng”, thay vào đó, ta hình dung sự hiệu quả trong việc vẽ đối xứng các bộ phận trên khuôn mặt một cách đơn giản.
Mọi thứ trên đầu người, như ngũ quan gồm: tai, mũi, mắt miệng, lông mày. Đều đối xứng toàn phần qua trục GƯƠNG ở giữa.
2 khối cong đa diện sau đó có sự biển đổi form dáng liên tục. Một khối cong nhẹ với volumn chuyển từ lớn đến nhỏ. Và khối cuối khó hơn với các đường cong đa dạng.
Thực hành Bài 4: Vẽ đối xứng