Phép chiếu và hình tròn
Last updated
Last updated
Việc đưa một hình ảnh từ mặt phẳng 2 chiều, vào không gian phối cảnh được gọi là phép Chiếu. Do không gian phối cảnh biến đổi rất lớn về bề mặt nên việc chiếu một đường thẳng, đường con hay bất cứ hình dạng gì cũng cần có những phương pháp riêng.
Nhưng chung quy lại các phép chiếu sẽ dựa vào 2 cơ sở chính:
Các tính chất không thay đổi trong không gian: như trung điểm vẫn là trung điểm, tâm vẫn là tâm
Điều này làm cơ sở cho việc chiếu một hình từ mặt phẳng 2D vào không gian phối cảnh, chúng ta chiếu hình dựa vào các điểm neo (điểm mốc) không thay đổi.
Bước 1: Với một đường cong cần chiếu, ta lấy các điểm trên chúng, lưu ý các điểm này nên ở một dấu mốc nào đó cho dễ hìnhdung, như điểm 3- cắt đường thẳng đi qua trung điểm cạnh, điểm 2, cắt đường chéo
nếu muốn chi tiết nữa, dùng phép nhân đôi để chia các cạnh ra nhỏ nữa
Bước 2: xác định toạ độ của các điểm trên 2 cạnh của hình chữ nhật. Vị trí tương đổi của nó sẽ gắn với những điểm mốc bất biến trong không gian phối cảnh. Như điểm 1: Gần trung điểm cạnh dưới, và cạnh bên gần điểm 1/4 Điểm 3: Một trục nằm trên trung điểm, và bằng khoảng 1/3 lần một nửa cạnh đáy
Bước 1: Lập các điểm mốc, điểm neo - Khi đưa vào trong không gian phối cảnh bất kì. Cũng như trên không gian phẳng, ta xác định các điểm trung điểm các cạnh, tâm đường chéo…
Bước 2: Dựa vào các toạ độ bên đã có từ ban đầu, dựng lại các điểm đó sau đo nối chúng lại với nhau
Cuối cùng, hình dung đường cung màu đỏ và uốn theo các đường đã được dựng sẵn (để ý về đường màu đỏ nằm phía trái hay phía phải đường thẳng xanh) độ cong so với đường xanh ít hay nhiều để đưa ra ước lượng chính xác nhất.
Với các đường thẳng, các hình trên mặt phẳng có nhiều sự thay đổi. Việc dùng những điểm neo có sẵn là rất cần thiết. Ở đây, hình 2 và hình là là các hình có các góc nhìn khác nhau- nhưng chúng vẫn có thể dùng những phép dựng như vậy
Với một hình khối, đòi hỏi bạn cần có những kĩ năng dựng hình tốt hơn, cần dựng nhiều để quen thuộc các cách thức và công cụ. Khi bạn càng sắc bén các kĩ năng, thời gian dựng sẽ càng nhanh và sự ước lượng càng chính xác.
Các mặt phẳng này bản chất là mặt của một khối bất kì, ta đưa thêm độ dầy để nhận thức về vấn đề đó
Trong không gian phối cảnh, hình tròn biểu hiện dưới vô số hình dạng (tương tự hình elipse). Không có một quy luật nào quy ước một đường tròn trong không gian nên việc dựng được chúng đòi hỏi rất nhiều kĩ năng và thời gian luyện tập
1. Một trong các điểm mốc chúng ta có thể dựa vào duy nhất đó là. Giới hạn của một hình trò là một hình vuông bao quanh tiếp xúc với trung điểm của mỗi cạnh.
2. Khi chia đôi đường chéo trong góc phần tư bất kỳ, đường tròn sẽ tiếp cận với điểm 1/4 cung tròn ( gần đến nhưng chưa chạm), đó là một điểm mốc khá chắc chắn để bắt đầu
Vậy với 4 điểm giới hạn trên dưới và 4 điểm mốc từ các đường chéo, ta có một tổ hợp 8 điểm để hình thành một cung tròn bất kì.
Với logic về điểm mốc và 8 điểm neo. Chúng ta có thể dựng đường tròn dựa trên một mặt phẳng vuông bất kì. Các hình tròn biến đổi rất đa dạng khi góc nhìn thay đổi. Khiến cho việc luyện tập đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Khi triển khai thêm độ sâu cho các mặt phẳng vừa xong, chúng ta có được cấu trúc của các hình trụ trong không gian. Và khối trụ cũng là một đơn vị cơ sở để nghiên cứu rất quan trọng.
1. Chuyển các hình trang trí từ 2D sang không gian phối cảnh, đơn giản như ngọn lửa bên trên và có thể phức tạp như trang trí này.
Áp dụng trang trí đó vào các mặt khối hộp
Áp dụng thêm chất liệu gỗ để base cho khối hộp
Thêm các hiệu ứng sáng, texture và gỗ
Với một hình ảnh mặt người, khi sự ước lượng cần được phát huy tốt hơn. Ngoài ra các trang trí cũng cần áp dụng phép chiếu. Ở chiếc hộp này, mỗi mặt phẳng thay đổi cần có những phép chiếu riêng của nó.
Thêm màu sắc và chất liệu cho chúng