Hai điểm tụ mở rộng
Last updated
Last updated
Vậy khi chúng ta không thể vẽ được điểm tụ trong mặt giấy, ta nên làm gì. Trước tiên để hình dung và vẽ được một khối hộp. Một cách đơn giản nhất là hiểu cách chúng hoạt động trong không gian
Thông thường, mọi người sẽ rất khó hình dung một vị trí đơn giản của khối hộp để bắt tay vào vẽ. Nhưng sự thật thì tuy các khối hộp có thể xoay vô tận trong không gian, nhưng chúng vẫn có những quy luật và có một vài góc nhất định. Hiểu được quy luật xoay cũng như các góc tiêu biểu của khối hộp dễ chúng ta vẽ chúng rất hiệu quả.
Giả sử ở vị trí 1, cạnh trái gần tụ trái và nó hội tụ rất mạnh nên hiển thị chỉ là một cạnh rất nhỏ. Ngược với nó cạnh còn lại hướng về tụ phải rất rõ ràng và hiện ra gần như một hình vuông. Đây là một góc tiêu chuẩn nhất mà chúng ta hay gặp đầu tiên.
Tưởng tượng như chúng ta vẫn giữ nguyên vật đó và xoay vật, vật sẽ đến vị trí 2, nơi mà 2 cạnh gần như bằng nhau. Cuối cùng là vị trí 3 là nơi ngược lại với vị trí 1, khi cạnh trái được thể hiện ra rất nhiều và cạnh phải rất hẹp.
Vị trí 1 và 3 giống hệt nhau, chúng là hình ảnh phản chiếu của nhau qua gương. Bằng cách tư duy đó ta dễ dàng vẽ được cả 2 vị trí này
Vị trí 2 là vị trí vẽ dễ nhất, hai cạnh tương tự bằng nhau, với người vẽ mới rất có xu hướng vẽ trường hợp này vì dễ
Phía dưới 3 vị trí này là các vị trí “ở giữa”, khi hộp xoay tạo ra vô số các hình ảnh, nhưng xu hướng thì một mặt sẽ tăng độ lớn dần, sau đó khi 2 mặt lớn bằng nhau, chúng sẽ lại giảm đi. Vị trí 2 như một tấm gương lật lại của 2 bên trái và phải
Hãy nhìn phần phía trên (phần B) trước. Nếu như vừa rồi ta xem 3 vị trí ở phần A- tức là chính giữa đường chân trời, vị trí B là nơi các khối hộp được xoay lật lên (lưu ý, xoay vật hoặ lật mặt dưới nó lên dần đều đưa ra kết quả như nhau)
Vị trí B là nơi 3 hình ở Vị trí A ban đầu được nhìn từ dưới lên - tức là lộ mặt phía dưới. Và tương tự như vị trí B, vị trí C là vị trí được nhìn từ trên xuống.
Hãy hình dung, từ trái qua phải, các khối hộp sẽ xoay theo chiều từ trái qua phải. Còn từ trên xuống dưới là một khối hộp xoay theo trục từ trên xuống
Các quy luật được lập lại giống nhau thông qua trục A.
1B và 1C chỉ là phiên bản ngược của nhau- tương tự 3A và 3C cũng vậy
1B và 3B cũng là phiên bản ngược của nhau- 1C và 3C cũng vậy.
và ở giữa chúng có thể có muôn vàn các vị trí “ở giữa”, việc luyện tập vẽ lại 09 vị trí cơ bản này sẽ giúp chúng ta định hình được các vị trí tương đối của khối hộp trong không gian.
Cuối cùng, dùng logic nói trên, mở rộng thêm 1 hàng trên và dưới hàng C và B, ta sẽ được thêm các vị trí mới- tuy nhiên các vị trí này rất “gắt” và vì chiều cao bị biến đổi dần khi ở góc cao- nên sẽ được nghiên cứu thêm ở Chương Phối cảnh 3 điểm tụ.