Phối cảnh hai điểm tụ
Quan trọng nhất và phổ biến nhất
Last updated
Quan trọng nhất và phổ biến nhất
Last updated
Phối cảnh 2 điểm tụ trọng tâm là việc đặt 2 chiều trái và phải trong không gian hội tụ, trong khi đó trục cao độ (chiều cao- trục z) không biến dạng (không hội tụ)
Nó phức tạp hơn phối cảnh một điểm tụ vì tương quan 2 mặt trái phải của khối hộp cũng thay đổi theo mỗi góc nghiêng
Không gian phối cảnh hai điểm tụ cơ bản gồm có hai tụ trái và tụ phải (LVP và RVP), từ hai tụ này chúng ta kẻ được vô số các đường thẳng song song với nhau. Các cung vuông góc được tạo ra ngẫu nhiên và vô số từ tổ hợp 2 tụ trái và phải này.
Với góc nhìn chính diện (front view) ta có thể dựng vô số các khố hộp đơn giản. Góc nhìn trên xuống (top view) cho ta thấy các cạnh của chúng trong mặt phẳng Oxy hiển thị ra sao.
Với mô hình lý tưởng này, chúng ta cũng thực hành dựng như ở phối cảnh một điểm tụ bên trên
THỰC HÀNH Để bắt đầu làm quen ta có thể thực hành nó với bài tập:
Các cạnh về phía trái tụ vào LVP (4 đường), các đường phía phải tụ vào RVP (4 đường). 4 cạnh thẳng đứng (chiều cao) song song với nhau thẳng đứng.
Mô hình lý tưởng này cho phép chúng ta có 02 điểm tụ đều nhìn thấy được trong Canvas (tờ giấy) của chúng ta. Nhưng trong thực tế khi vẽ, không phải lúc nào cũng nhìn thấy các điểm tụ trong tờ giấy, vì chúng có thể lọt ra bên ngoài (off-screen). Ta gọi chúng là các phối cảnh 2 điểm tụ khi các điểm tụ không nằm trong mặt giấy - hay không lý tưởng.
CÁC CUNG VUÔNG GÓC
Tưởng tượng như chúng ta là chủ thể quan sát một khối hộp, với mỗi vị trí đứng của chúng ta, luôn tạo được
CORN OF VISION theo quan điểm kiến trúc hình học hoạ hình