Điểm tụ ngoài giấy
luyện tâp và ước lượng điểm tụ
Last updated
luyện tâp và ước lượng điểm tụ
Last updated
Không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ không gian (hay giới hạn về khổ giấy) để dựng một vật thể. Trong thực tế, chỉ khi chúng ta đứng gần những vật thực sự to lớn như căn nhà, đoàn tầu, chiếc xe bus... các tụ mới thực sự xuất hiện rõ ràng.
Còn với các vật có xu hướng nhỏ, như chiếc ghế, cốc nước, case máy tính... là các vật nhỏ và độ tụ d hầu như không ảnh hưởng đến chúng nhiều- chúng hội tụ yếu và thậm chí cả 2 điểm tụ của chúng không nằm trong mặt phẳng giấy
Nhưng trước tiên để ước lượng các vị trí đó, hãy nghiên cứu xem điều gì sẽ xảy ra nếu ta xoay một vật trong không gian phối cảnh
Cách dễ nhất để hình dung một vật quay trong phối cảnh là : chúng ta chỉ xoay tờ giấy (hoặc xoay canvas) một góc nhất định.
Ý nghĩa, khi muốn vẽ một vật xoay trong không gian, ta không vẽ đường chân trời thẳng, mà vẽ đường chân trời nghiêng theo trục của vật đó.
Thay vì nghĩ về vật đó xoay trong không gian, ta chỉ đang nghiêng đầu một góc mà thôi
Tuy có thể coi là đơn giản, nhưng khi chưa có sự nhận biết chúng ta hay bị nhầm lẫn các trường hợp. Và trong thực tế, khi chúng ta bắt đầu dựng một khối hộp. Chúng ta không thường bắt đầu bằng tư duy: Liệu nó có đang xoay hay không ?
Một cách dễ để vẽ một khối hộp cho đúng - là hình dung chúng ở phiên bản nháp nhỏ- sau đó tiến hành dựng HL và các tụ sao cho đúng phối cảnh
Một điều rất chắc chắn để dựa vào- rằng trong không gian phối cảnh 2 điểm tụ - trục Trọng lực g (gravity) luôn vuông góc với HL. Nó cũng chính là cạnh chiều cao của hình hộp. Điều này giúp chúng ta luôn có một điểm mốc để dựa vào
Trước khi tự dựng được các khối hộp, hay hệ thống lưới cho chúng, ước lượng g và HL là điều đầu tiên nên làm
Tập luyện những sự ước lượng này trước và dần chúng ta sẽ quen với sự hội tụ của các khối Tương tụ ta cũng có một vài vị trí khác, đường 2 vạch ngang ám chỉ HL còn rất xa nhưng ta ước đoán được chúng ở phía nào- hướng nào so với khối hộp
Hệ thống Grid bản chất là tổ hợp các đường lưới tạo ra bởi RVP và LVP, chúng có tác dụng rất quan trọng trong việc xcá định các cạnh của khối hộp có thực sự hội tụ hay không
Hệ thống Lưới (Grid) là nền móng quan trọng nhất của khối hộp
Từ các ví dụ bên trên, khi xác định được các HL chúng ta sẽ ước lượng dựng hệ thống GRID
Tương tụ với 4 hình bên dưới
Lúc đầu, bạn có thể loay hoay trong việc tìm HL và dựng được đúng các tụ trái và phải. Nhưng sau đó chúng ta sẽ có khả năng biến tấu các khối tùy ý và tránh tình trạng sai sót. Dưới đây là các ví dụ bạn có thể thực hành theo và tự tìm cho mình đáp án về tụ
Thật vậy, nếu chỉ có hệ lưới, chúng ta cũng có thể dựng vô số các hình hộp từ chúng (như các ví dụ ở Mục